Category Archives: Du học Canada

CHƯƠNG TRÌNH KINH DOANH TẠI VILLANOVA COLLEGE

Một trong những lợi thế của học sinh khi học tại Villanova College là cơ hội được tham gia vào nhiều câu lạc bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 90% học sinh tham gia vào một hoặc nhiều câu lạc bộ của trường. Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều học sinh mang khát vọng kinh doanh, và VC DECA – Câu lạc bộ Kinh doanh của trường cũng vì thế có thêm nhiều thành viên.

DECA – Dedicating Excellence Celebrating Achievement

DECA là viết tắt của từ Dedicating Excellence Celebrating Achievement – Vinh danh thành tích cống hiến xuất sắc. Đây là tổ chức phi lợi nhuận được lập ra để giúp đỡ các học sinh trung học xây dựng nền móng trong kinh doanh. Hàng năm, DECA tổ chức một cuộc thi ý tưởng kinh doanh ở từng khu vực, và lựa chọn ra đội xuất sắc để tiến vào vòng Tỉnh bang, sau đó là vòng thi Quốc tế.

Học sinh có thể đăng ký làm thành viên DECA và lựa chọn trong 4 mảng chính: Marketing, Khởi nghiệp, Tài chính, Khách sạn-Nhà hàng, Quản lý. Hàng năm DECA luôn làm nức lòng mọi người bằng những sự kiện và sáng kiến đáng kinh ngạc mà học đưa ra cho học sinh.

DECA tại Villanova College

VC DECA có 40 thành viên từ lớp 9 đến lớp 12, trong đó phần lớn thành viên đang học lớp 11 và 12. Đây là một hoạt động ngoại khóa hoạt động quanh năm, giúp học sinh có trải nghiệm và cọ xát tại các sự kiện và cuộc thi cùng với các cơ hội lãnh đạo. VC DECA giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, quản lý thời gian và kỹ năng thuyết trình cũng như là giúp học sinh thành công ở cấp trung học và sau trung học.

Thành viên của VC DECA được phép tham gia các cơ hội định hướng nghề nghiệp và đại học mà tổ chức này cung cấp, bao gồm quyền truy cập vào DECA Direct Online, tham gia Chương trình Sự kiện Cạnh tranh của DECA để thể hiện kiến thức của mình, đồng thời có cơ hội tham dự các hội nghị được thiết kế để chuẩn bị cho việc vào đại học và sự nghiệp sau này, tiếp cập với các suất học bổng tổng trị giá $200,000 và hơn thế nữa!

Có rất nhiều học sinh của VC DECA đã vào tới vòng thi Tỉnh bang trong những năm gần đây. 5 năm trước đã có 1 đội đã vào tới vòng Quốc tế ICDC (International Career Development Conference) được tổ chức tại Nashville bang Tennessee.

Amerigo đang duy trì các suất học bổng hấp dẫn dành riêng cho học sinh Việt Nam nộp hồ sơ vào trường cho kỳ mùa Thu, tháng 8/2021, với chi tiết như sau:

Một suất học bổng học thuật xuất sắc: CAD $12,500/năm

Một suất học bổng học thuật ưu tú: CAD $10,000/năm

Các bạn học sinh khác cũng sẽ có cơ hội nhận được những suất học bổng hỗ trợ lên đến $5,000 (CAD). Tất cả những học bổng này đều được gia hạn qua các năm khi học sinh duy trì việc học tại trường.

Tìm hiểu thêm về trường Villanova College: https://isee.com.vn/truong-trung-hoc-villanova-college/

Để được hỗ trợ các thông tin về chương trình, điều kiện đầu vào, chính sách học bổng và chính sách visa, xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 44A Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 6275 8000

Email: cs@isee.com.vn

Người có Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (PGWP) giờ có thể nộp đơn xin Giấy phép làm việc tự do tại Canada

Chính sách mới có hiệu lực ngay từ 27/01 cho phép các cựu du học sinh quốc tế xin được Giấy phép làm việc tự do mới có giá trị 1 lần nếu như giấy phép cũ của họ đã hoặc sắp hết hạn.

Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) hiện đang chấp nhận đơn từ các cựu du học sinh quốc tế muốn xin Giấy phép làm việc tự do mới nếu như Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (PGWP) của họ đã hoặc sắp hết hạn.

Giấy phép làm việc tự do mới này sẽ có thời hạn trong 18 tháng.

Giấy phép này sẽ giúp các cựu du học sinh quốc tế ở lại Canada và tiếp tục tìm việc. Không như loại Giấy phép làm việc nêu đích danh nhà tuyển dụng buộc lao động ngoại quốc phải làm việc cho một nhà tuyển dụng duy nhất, giấy phép làm việc tự do sẽ cho phép người nước ngoài làm việc cho bất cứ nhà tuyển dụng nào họ chọn.

Để nộp đơn xin giấy phép làm việc tự do theo chính sách mới, du học sinh quốc tế phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:

  • Có Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (PGWP) đã hết hạn từ ngày 30/01/2020 trở đi, hoặc PGWP sắp hết hạn trong vòng 4 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • Hiện đang lưu trú tại Canada;
  • Có tư cách tạm trú hợp pháp hoặc đang nộp đơn xin gia hạn tư cách tạm trú;
  • Có passport còn hiệu lực.

Thời hạn nộp đơn online bắt đầu từ 27/01 đến hết 27/07/2021.

IRCC ban hành PGWP như một phần trong nỗ lực thu hút du học sinh quốc tế và giữ họ lại với tư cách lao động tay nghề cao. Du học sinh quốc tế tốt nghiệp từ các trường học được chỉ định (Designated Learning Institutions – DLI) có đủ điều kiện nộp đơn xin PGWP với thời hạn lên tới 3 năm.

PGWP cho du học sinh quốc tế vừa tốt nghiệp cơ hội tìm và nhận việc làm khắp Canada từ bất cứ nhà tuyển dụng nào do họ chọn. Toàn bộ thời gian làm việc tại Canada có thể được tích lũy để sử dụng khi nộp đơn xin định cư Canada.

Các chương trình định cư Canada theo diện tay nghề đánh giá cao kinh nghiệm học tập và làm việc tại Canada. Express EntryQuebec Experience Program, Provincial Nominee Program (PNP) và một số chương trình khác đều xem kinh nghiệm làm việc tại Canada là một thế mạnh rất lớn. Ví dụ như ứng viên của chương trình Express Entry sẽ được cộng thêm điểm Comprehensive Ranking System (CRS) dựa trên kinh nghiệm học tập và làm việc tại Canada.

Đối với du học sinh không có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc, việc đã có kinh nghiệm làm việc tại Canada và kết nối sẵn vào thị trường lao động địa phương có thể là nhân tố quyết định liệu họ có được xem xét tư cách thường trú trong các chương trình định cư Canada hay không.

Các cựu du học sinh quốc tế muốn chuyển sang tư cách thường trú nhân tại Canada cũng phải dựa vào PGWP để đạt được mục tiêu này.

PGWP có thời hạn cố định và không được phép cấp mới hay gia hạn. Điều này đồng nghĩa với việc người được cấp phép chỉ có một khoảng thời gian hạn chế để tận dụng tất cả các lợi ích từ giấy phép này. Đại dịch COVID-19 đã đặt các sinh viên mới tốt nghiệp gần đây vào thế bất lợi so với các lứa sinh viên trước do thị trường lao động ảm đạm hơn.

Một lượng lớn du học sinh quốc tế vừa tốt nghiệp đã không thể tìm được việc làm, hoặc bị cho thôi việc, hoặc bị giảm giờ làm. Chính phủ Canada hy vọng chính sách mới sẽ giúp bù đắp những khó khăn và rào cản gây ra bởi khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay cho các du học sinh này.

Chính sách này cũng là phương án mới nhất trong chuỗi biện pháp do IRCC đề ra trong thời gian gần đây, để giải quyết những quan ngại đang gia tăng về sự giảm sút số lượng du học sinh quốc tế có khả năng học tập, lưu trú và làm việc tại Canada kể từ khi đại dịch khởi phát.

Trong năm vừa qua, IRCC đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ đặt ưu tiên hàng đầu cho vấn đề giữ lại du học sinh quốc tế tại Canada. Lượng du học sinh này đóng góp một phần quan trọng vào thị trường lao động có tay nghề đáp ứng cho nhu cầu ở các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và công nghệ, giúp đảm bảo thành công trong tương lai của Canada cả về mặt kinh tế và xã hội.

DU HỌC CANADA – KHỐI NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

Từ xưa đến nay, Công nghệ Kỹ thuật đã góp phần rất lớn trong sự phát triển xã hội loài người, nó thật sự đã mang đến cho con người sự tiện dụng, thoải mái trong cuộc sống mà bất cứ xã hội nào cũng cần có; Và, đó cũng là khối ngành mà không ít các bạn học sinh đang hướng đến chọn học tại Canada hiện nay. 

Canada là một quốc gia phát triển, dẫn đầu về công nghệ kỹ thuật trong việc sử dụng công nghệ được phát triển từ những nước khác, đồng thời cũng là nhà phát minh, sáng tạo các mặt hàng công nghệ tiên tiến hằng bao thập kỷ qua. Đã có những thành tựu do người Canada phát minh từ những vật dụng đơn giản được sử dụng trong sinh hoạt đời sống hằng ngày đến những phát minh to lớn trong y tế, truyền thông, dịch vụ,… 

Kỹ thuật là khối ngành khoa học rộng lớn với nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, điện, xây dựng, cơ khí, y sinh, môi trường, khai thác, hàng không vũ trụ, máy tính, mỏ, địa chất, dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp… mà ai đó có thể lựa chọn để có kiến thức ứng dụng vào cuộc sống, để tham gia vào thị trường lao động rộng mở, để mở lối cho con đường tương lai phía trước của mình.  

Có một số thứ bạn cần tham khảo, vì tại Canada nhiều ngành nghề được quản lý nên khi làm việc và sử dụng chức vụ bạn cần có giấy phép hoặc giấy chứng nhận, được đăng ký với cơ quan quản lý thích hợp ở từng tỉnh bang.  

Ví dụ tại tỉnh bang Ontario: 

* Các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa đang được quản lý bởi Cao Đẳng Nghề (Ontario College of Trades – OCOT) (tuy nhiên chính phủ đang cập nhật lại hệ thống và sẽ thay đổi trong thời gian sớm) 

* Kỹ thuật viên, chuyên viên công nghệ kỹ thuật được chứng nhận bởi Hiệp Hội Kỹ Thuật Viên & Chuyên viên Công nghệ Kỹ Thuật bang Ontario (Ontario Association of Certified Engineering Technicians & Technologists – OACETT) 

* Để trở thành một Kỹ sư chuyên nghiệp (P.Eng.), cần được chứng nhận, cấp phép bởi Cơ Quan Quản Lý Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp tỉnh bang Ontario (Professional Engineers Ontario – PEO).  

* Để được phép làm viêc trên tất cả các tỉnh bang và vùng lãnh thổ ở Canada (tùy từng ngành nghề), cần tham gia kỳ thi lấy Chứng Thực Con Dấu Đỏ (Red Seal Endorsement), tất nhiên bạn đã được cấp phép chứng nhận của tỉnh bang đang sống và làm việc trước khi tham gia kỳ thi này. Đây là tiêu chuẩn xác nhận năng lực và trình độ của nhân viên trong ngành nghề mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.  

Các nhóm học: 

Nhìn chung trong khối ngành công nghệ kỹ thuật sẽ có 4 nhóm học là: 

Thợ (Technique); Kỹ thuật viên(Technician); Công nghệ Kỹ thuật (Engineering Technology) và Kỹ sư (Engineer), mỗi nhóm đều có kiến thức và kỹ năng riêng theo yêu cầu của ngành.  

Điều này có thể không giống với nhiều quốc gia khác khi một người đang hành nghề ở vị trí kỹ sư tại nước mình sẽ được coi là một kỹ thuật viên hoặc một chuyên viên công nghệ kỹ thuật tại Canada. 

Vậy cụ thể hơn về 4 nhóm học này như thế nào? 

Thợ (Technique):được trang bị tốt về phương pháp, kỹ năng để làm công việc cụ thể, thực tế liên quan đến kỹ thuật với độ chính xác, cẩn thận. 

Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo 1 năm, người thợ có thể tự làm những thứ cơ bản và có thể tiếp tục học chuyên sâu hơn. 

Kỹ thuật viên (Technician) thường được tuyển dụng trong các công việc dịch vụ, liên quan đến lắp đặt thiết bị, khắc phục sự cố, sửa chữa, đo lường, bảo trì, sản xuất hoặc vận hành.  

Nếu có kỹ năng và kiến thức tốt, một kỹ thuật viên trung bình có thể nhận mức lương khoảng 60,000 CAD/ năm. 

Các chương trình đào tạo Kỹ thuật viên thường là các chương trình cấp bằng Cao đẳng 2 năm. Toàn bộ chương trình tập trung chủ yếu vào các kỹ thuật nghiệp vụ và mang tính thực tiễn rất cao.  

Chuyên viên Công nghệ Kỹ thuật (Engineering Technologist) được đào tạo và tốt nghiệp từ các chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật. Chương trình học thường kéo dài 3-4 năm và cấp bằng Cao đẳng nâng cao. Họ có thể được tuyển dụng và làm các công việc như một kỹ sư trong dự án, tuy nhiên cần đi cùng là một kỹ sư chuyên nghiệp trong dự án đó.  

Mức lương trung bình khoảng từ 60,000 CAD/ năm đến hơn 75,000 CAD/ năm. 

Đa số các lớp học công nghệ kỹ thuật đều gắn liền với việc thực hành trong phòng lab, tham gia các dự án nơi học sinh có thể áp dụng những gì được học vào máy móc thực tế.  

Các chương trình công nghệ kỹ thuật yêu cầu học sinh phải có thế mạnh về môn toán và vật lý. 

Kỹ sư (Engineer): nghiêng về khía cạnh lý thuyết của khoa học, toán học và kỹ thuật. 

Có vai trò phụ trách dự án, lên kế hoạch, thiết kế các thiết bị, hệ thống phức tạp, đòi hỏi có khả năng phân tích toán học chuyên sâu.  

Một kỹ sư lành nghề, thường có mức lương trung bình là 75,000 CAD/ năm, mức lương tối đa có thể lên tới hơn 120,000 CAD/ năm. 

Tuy nhiên để có được tên gọi là kỹ sư chuyên nghiệp (P. Eng) hay (P. Ing) – đây là ký hiệu trên giấy phép hành nghề kỹ sư ở Canada được sự chấp thuận của hiệp hội kỹ sư tỉnh bang – là người có thể chịu trách nhiệm về công việc kỹ thuật mình làm cho sự phát triển của xã hội, thì cần nộp đơn xin với một số điều kiện cơ bản (tùy từng tỉnh bang), như: 

– Tốt nghiệp và có bằng cấp từ một chương trình kỹ thuật được Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật Canada công nhận (Canadian Engineering Accreditation Board – CEAB) hoặc có bằng cấp tương đương. 

– Có kinh nghiệm làm việc trong ngành kỹ thuật tại tỉnh bang hoặc vùng lãnh thổ nơi đang nộp đơn xin giấy phép. 

– Vượt qua kỳ thi Thực hành Nghề nghiệp Quốc Gia (The National Professional Practice Examination – NPPE), kiểm tra kiến thức về các luật ảnh hưởng đến nghề kỹ sư, các tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp mà mình phải chịu trách nhiệm và các chủ đề khác như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền. 

– Có nhân cách tốt. 

– Có khả năng làm việc bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, tùy thuộc vào tỉnh hoặc vùng lãnh thổ nộp đơn xin cấp phép. 

Triển vọng nghề nghiệp tại vùng Niagara 

Hiện nay, đất nước Canada cần nhiều lao động có tay nghề vì phần lớn lao động ở nước này đang già đi và đến tuổi nghỉ hưu. Chính phủ Canada cũng đã mở các chương trình thu hút học sinh cũng như lao động từ các nước. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn đang trông chờ những người trẻ tuổi được đào tạo, tốt nghiệp tại Canada để đáp ứng tiêu chuẩn của ngành. 

Vùng Niagara – một trong những trung tâm sản xuất của tỉnh bang Ontario – nơi mà nhóm ngành công nghệ kỹ thuật có đóng góp lớn nhất cho tổng GDP của khu vực.  

Tại vùng Niagara khối ngành Công nghệ Kỹ thuật đang nằm trong top 5 những ngành nghề cần nhiều lao động – một thị trường việc làm đang phát triển, nơi hấp dẫn bởi chất lượng cuộc sống tốt, chi phí sinh hoạt hợp lý đã thu hút nhiều nhà sản xuất thuộc các lĩnh vực khác nhau như kim loại chế tạo, sản xuất máy móc, ô tô, nội thất, thực phẩm, đồ uống, v..v..  

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm rộng mở, sinh viên tốt nghiệp các chương trình thuộc nhóm Công nghệ Kỹ thuật sẽ không bao giờ lo ngành học hết “hot”.  

Sinh viên có thể tìm cơ hội việc làm tại các công ty, nhà sản xuất được đặt tại khu vực Niagara, điển hình như: 

Airbus Helicopters: nhà sản xuất trực thăng số 1 thế giới 

Bosch Rexroth Canada: chuyên gia hàng đầu về công nghệ truyền động và điều khiển, cung cấp thiết bị công nghiệp 

BVGlazing Systems: công ty hàng đầu tại thị trường Bắc Mỹ về thiết kế, sản xuất và lắp đặt tường cửa sổ, tường rèm và lan can cho ngành xây dựng. 

General Electric: cung cấp các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật (thiết bị, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện và các sản phẩm cho gia đình, văn phòng, nhà máy và cơ sở bán lẻ). 

General Motors: nhà lắp ráp sản xuất ô tô, xe tải, động cơ và linh kiện. 

Jungbunzlauer: Sản xuất hóa chất công nghiệp 

THK – The Mark of Linear Motion: công ty của Nhật Bản cung cấp các phần tử máy, mô-đun và giải pháp trong lĩnh vực cơ khí, robot và tự động hóa. 

TIW Steel Platework Inc.: công ty chuyên về thiết kế, kỹ thuật, chế tạo, xây dựng và bảo trì các bồn chứa, bình áp lực và khối cầu được lắp dựng tại hiện trường.  

Welded Tube: nhà sản xuất thép, đường ống đa dạng của Canada với năng lực sản xuất hàng năm là 700.000 tấn. 

– Và còn nhiều công ty khác… 

Công nghệ kỹ thuật đã có bước tiến rất xa đối với đời sống xã hội ở Canada, nhận thấy tầm quan trọng của khối ngành này nên hầu như tất cả các trường sau trung học ở Canada đều đào tạo và giảng dạy.  

Tại trường Niagara College, sinh viên có thể lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, điều kiện và ước muốn của mình trong khối ngành kỹ thuật với các cấp học như sau: 

* Cao Đẳng nâng cao (3 năm) 

Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng(Quản lý Xây dựng) – Construction Engineering Technology (Construction Management) https://www.niagaracollege.ca/technology/program/construction-engineering-technology/ 

Công nghệ Kỹ thuật ĐiệnElectrical Engineering Technology https://www.niagaracollege.ca/technology/program/electrical-engineering-technology/ 

Công nghệ Kỹ thuật Điện tửElectronics Engineering Technology https://www.niagaracollege.ca/technology/program/electronics-engineering-technology/ 

Công nghệ Kỹ thuật Cơ khíMechanical Engineering Technology https://www.niagaracollege.ca/technology/program/mechanical-engineering-technology/ 

Công nghệ Kỹ thuật Quang tử (Laser)Photonics (Laser) Engineering Technology https://www.niagaracollege.ca/technology/program/photonics-engineering-technology/ 

* Cao đẳng (2 năm)  

Kỹ thuật viên Mộc và Cải tạo Tân trangCarpentry and Renovation Technician https://www.niagaracollege.ca/trades/program/carpentry-renovation-technician/ 

Kỹ thuật viên xây dựngCivil Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/civil-engineering/ 

Kỹ thuật viên máy tínhComputer Engineering Technician  

Kỹ thuật viên ĐiệnElectrical Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/electrical-engineering-technician/ 

Kỹ thuật viên Điện tửElectronics Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/electronics-engineering-technician/ 

Kỹ thuật viên Cơ khíMechanical Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/mechanical-engineering-technician/ 

Kỹ thuật viên sửa chữa ô tôMotive Power Technician – Automotive https://www.niagaracollege.ca/trades/program/motive-power-automotive/ 

Kỹ thuật viên Quang tử (Laser)Photonics (Laser) Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/photonics-engineering-technician/ 

Kỹ thuật viên tái tạo năng lươngRenewable Energies Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/renewable-energies-technician/ 

Kỹ thuật viên hànWelding Technician https://www.niagaracollege.ca/trades/program/welding-technician/ 

* Chứng chỉ 1 năm  

Kỹ thuật Mộc và Tân trang Cải tạoCarpentry and Renovation Techniques https://www.niagaracollege.ca/trades/program/carpentry-renovation-techniques/ 

Kỹ thuật ĐiệnElectrical Techniques https://www.niagaracollege.ca/trades/program/electrical-techniques/ 

Kỹ thuật cơ khí (Thợ máy)Mechanical Techniques (General Machinist) https://www.niagaracollege.ca/trades/program/general-machinist/ 

Kỹ thuật hànWelding Techniques 

Sinh viên sau khi tốt nghiệp trong các khối ngành về công nghệ kỹ thuật đều có việc làm tốt và có cơ hội thành công bởi sự cần thiết của ngành nghề này trong đời sống là rất cao, trong đó các ngành được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng nhiều nhất gồm kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật điện.  

Hy vọng với tính cách và sở thích của mình, các bạn sinh viên sẽ chọn được ngành học phù hợp.

Nguồn: Niagara College

Để được hỗ trợ các thông tin về chương trình học, điều kiện đầu vào, chính sách học bổng và chính sách visa, xin vui lòng liên hệ: ISEE Academy
Địa chỉ: 44A Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 028 6275 8000
Email: cs@isee.com.vn

TRƯỜNG TRUNG HỌC VILLANOVA COLLEGE

Trường Villanova College xin chào mừng học sinh quốc tế đến với ngôi trường tuyệt vời này bắt đầu từ kỳ học mùa Thu, 2021!

Chương trình du học THPT tại trường Villanova College ở Toronto, Canada bao gồm nhiều lựa chọn về học thuật và hoạt động ngoại khoá, giúp học sinh thành công khi ứng tuyển Đại học. Tại đây, học sinh quốc tế sẽ có một trải nghiệm du học đa dạng và tràn đầy cảm hứng.

Cùng tìm hiểu thêm về Villanova College nhé!

Take a virtual tour around the amazing Villanova College in Canada!

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VILLANOVA COLLEGE

  • Villanova College có tổng số 346 học sinh đang theo học bậc THPT, trong đó có 10% học sinh quốc tế, tỷ lệ giáo viên học sinh là 1:8
  • Trường nằm cách thành phố Toronto 50km (khoảng 1 tiếng chạy xe)
  • Trường có khuôn viên rộng tới 21 ha, bao gồm hồ nước, rừng cây, nơi học sinh có thể đi dạo, tổ chức lớp học ngoài trời…
  • Chương trình học gồm hơn 90 khoá học, trong đó có 9 lớp AP
  • 11 đội thể thao và 18 CLB ngoại khoá
  • Nhà thi đấu thể thao rộng 1500m2, bao gồm 3 phòng thể dục với 400 chỗ ngồi cho khán giả và đường chạy trong nhà dài 200m
  • Học sinh mới đến trường sẽ có giáo viên trong chương trình Teacher-Advisory hỗ trợ các em trong suốt thời gian học THPT

CHƯƠNG TRÌNH HỌC NỔI BẬT

Villanova College có chương trình học đa dạng và định hướng cho học sinh vào được những trường Đại học hàng đầu tại Canada và thế giới .

  • Chương trình STEM

Học sinh lớp 9 sẽ cần thi vào chương trình STEM nâng cao tại Villanova College. Các bạn học sinh đủ tiêu chuẩn sẽ theo học giáo trình toán và khoa học nặng hơn để sẵn sàng cho các lớp AP và ứng tuyển vào đại học chuyên ngành STEM.

  • Chương trình tích hợp

Các khoá học tích hợp Toán, Máy tính, Thiết kế, Thương Mại và IT sẽ giúp học sinh phát triển những kiến thức và kỹ năng thực tế để phát triển sự nghiệp sau này. Các bạn sẽ tiếp cận với những môn học thú vị như Financial Accounting, Business Leadership, Data Management, International Business…

  • Tỷ lệ đỗ Đại học 100%

100% học sinh tốt nghiệp Villanova College đỗ vào những trường Đại học danh tiếng như Đại học Toronto (#1 tại Canada), Đại học British Columbia (#3 tại Canada), Đại học Columbia (#3 tại Mỹ), và Đại học Brown (#14 tại Mỹ). Học sinh tốt nghiệp khoá 2020 ở Villanova College nhận tổng cộng gần 2 triệu USD học bổng đại học.

Trường cũng có cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm hệ thống Wifi phủ khắp campus, phòng thí nghiệm và phòng máy tính đầy đủ trang thiết bị, trung tâm dạy kèm, thư viện dành cho học sinh…

Đặc biệt, học sinh quốc tế tại Villanova College có thể tham gia chương trình tutoring sau giờ học cùng giáo viên (4 ngày/tuần) để đảm bảo các bạn có kết quả học tốt nhất.

MÔI TRƯỜNG TỐI ƯU CHO HỌC SINH QUỐC TẾ

Học sinh quốc tế đến với Villanova College sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ đặc biệt để giúp các bạn thích nghi với môi trường du học và đạt được kết quả cao.

  • Chương trình ESL nâng cao

Tại Villanova College, học sinh quốc tế tham gia 4 lớp ESL theo trình độ nâng cao dần, đảm bảo các bạn có thể tự tin giao tiếp với thầy cô và bạn bè bản xứ, cũng như học những kỹ năng cần thiết như đọc, viết ở cấp độ đại học.

  • Hỗ trợ Đại học 4 năm

Các chuyên gia tư vấn đại học của Villanova College sẽ theo sát quá trình học tập và chuẩn bị hồ sơ đại học cùng học sinh để giúp các bạn vào được trường mong muốn. Các bạn sẽ học gia sư, tư vấn 1-1 về viết essay, luyện thi SAT, chọn trường… cũng như apply vào chương trình Honors Track và Global Scholars để nhận hỗ trợ đặc biệt dành cho học sinh có kết quả học tập tốt.

  • Chương trình homestay toàn diện

Học sinh quốc tế sẽ ở cùng gia đình host gần trường và được đưa đón hàng ngày. Villanova College cũng sẽ có các nhân viên hỗ trợ học sinh quốc tế onsite 24/7 để giải đáp thắc mắc, giúp đỡ các bạn tại trường cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Tổng chi phí học tập và ăn ở cùng nhà bản xứ: CAD 55,000/năm

Học bổng:

  • 01 suất Academic Excellence: CAD 12,500
  • 01 suất Academic Honors: CAD 10,000
  • Học bổng cơ bản: lên đến CAD 5,000

Kì nhập học: Tháng 09, 01 và 05

Yêu cầu đầu vào:

  • GPA > 2.5
  • TOEFL/IELTS
  • SSAT
  • Phỏng vấn với trường

 Để được hỗ trợ các thông tin về chương trình, điều kiện đầu vào, chính sách học bổng và chính sách visa, xin vui lòng liên hệ: ISEE Academy

 44A Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

 028 6275 8000

 cs@isee.com.vN

Top 10 Thành Phố lý tưởng để làm việc tại Canada

Top ten các thành phố được xếp hạng là nơi lý tưởng để làm việc tại Canada

Phần lớn nhiều người cứ nghĩ rằng những thành phố lớn ở Canada như Toronto, Vancouver và Montreal là những nơi làm việc lý tưởng nhất Canada, nhưng sự thật không phải như vậy, đặc biệt trong thời gian đại dịch diễn ra. Vậy đâu là những thành phố đáng làm việc tại Canada? Cùng đọc xem bài viết bên dưới nhé:

Trong dịch bệnh ngày nay, tỷ lệ mất việc làm ngày một tăng cao, tuy nhiên theo thống kế của trang BMO’s Labour Market, các thành phố thuộc quần đảo Atlantic lại có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong đợt đóng cửa kinh tế này. Bảng thống kê này dựa trên tỷ lệ thất nghiệp của mỗi thành phố trong quý II của năm 2020.

Bravo cho thành phố Moncton của tỉnh bang New Brunswick khi đứng đầu bảng xếp hạng về thị trường lao động cũng như nơi làm việc tốt nhất ở Canada. Ở mức 9,9%, tỷ lệ thất nghiệp của Moncton trong quý 2 năm nay thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn quốc là 12,3%. Và nó chỉ mất 2,7% số việc làm mà nó có một năm trước đó.

Nào! Hãy cùng điểm qua top 10 thành phố nằm trong bảng xếp hạng:

1.Monctoc, New Brunswick

Thành phố Moncton là thành phố lớn nhất tại tỉnh bang New Brunswick với dân số khoảng 140.000 người. Phần lớn cư dân của Moncton nói tiếng Anh, gần 35% cư dân chủ yếu nói tiếng Pháp. Moncton là 1 trong những thành phố sử dụng song song ngữ tương tự như Ottawa và Montreal. Moncton có các trường đại học lớn như Đại học Moncton, trường đại học tiếng Pháp lớn nhất ở Canada bên ngoài Quebec

Monctoc, New Brunswick

2. Ottawa, Ontario

Ottawa – Thành phố với khoảng 865.000 dân, rất đẹp với kiến trúc có hơi hướng Châu Âu. Ottawa là thủ phủ chính trị nên các cơ quan hành pháp nằm tập trung trong thành phố tạo nên không gian sang trọng và đẳng cấp. Ottawa, thủ đô Canada có tất cả những lợi thế của một thành phố lớn, trong khi đó vẫn an ninh, sạch sẽ và thuận tiện đi lại. Thủ đô Ottawa mang đến cho sinh viên sự kết hợp độc đáo giữa cơ hội tìm kiếm việc làm và những thời gian giải trí thư giãn.

Ottawa, Ontario

3. Abbotsford, BC

Abbotsford là thành phố lớn thứ 5 của bang British Columbia. Đây được mệnh danh là “Nơi để học, nơi để sống”. Qua nhiều năm, Abbotsford đã và đang trở thành điểm đến du học lý tưởng cho nhiều du học sinh. Thành phố này nổi bật với nền giáo dục tân tiến với nhiều trường đại học có thứ hạng cao, khu học chánh Abbotsford, chi phí học tập và sinh hoạt phải chăng. Cùng với đó, môi trường học tập và sinh sống an toàn – sạch sẽ.

Abbotsford, BC

4. Kelowna, BC

Kelowna là thành phố lớn nhất trong thung lũng Okanagan của British Columbia và tự hào có tất cả các tiện nghi của một thành phố lớn. Nằm khoảng 400 km từ Vancouver và 600 km từ Calgary trên Quốc lộ 97. Thành phố Kelowna bang British Columbia là cộng đồng lớn nhất và nằm giữa thung lũng. Nó có dân số 127.500 và là trung tâm vận chuyển, kinh doanh và dịch vụ của thung lũng.

Kelowna, BC

5. Victoria, BC

Thành phố Victoria là thủ phủ của tỉnh bang British Columbia, Canada. Thành phố nằm trên mũi phía nam của đảo Vancouver ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Canada. Thành phố có dân số khoảng 78.000 dân bên trong vùng đô thị Victoria Mở rộng với dân số 330.000 người, vùng đô thị đông dân thứ 15 ở quốc gia này. Victoria có cự ly khoảng 100 kilômét so với trung tâm Vancouver trên đất liền.

Victoria, BC

6. St. John’s, NB

Thành phố Saint John được thành lập từ năm 1785, với dân số khoảng 80,000 người. Thủ phủ Saint John giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của bang New Brunswick, chiếm 1/3 tổng sản lượng của toàn bang, là trung tâm tài chính và tập trung chủ yếu của ngành công nghiệp nặng và nhẹ, thành phố Saint John cũng là trung tâm kinh tế mậu dịch của Canada ở khu vực Đại Tây dương, nơi đây quy tụ nhiều ngành công nghiệp phát triển như công nghệ thông tin và viễn thông, sản xuất bột giấy, giấy, công nghệ thực phẩm, đồ uống cùng các sản phẩm công nông nghiệp khác.

St. John’s, NB

7. Winnipeg, MB

Thành phố Winnipeg là thành phố lớn nhất tỉnh Manitoba, một tỉnh có diện tích lớn và được đánh giá là rất thân thiện tại Canada. Thành phố Winnipeg không chỉ được đánh giá là thành phố sôi động và phát triển, nơi đây còn được đánh giá là thành phố đáng để học tập cho sinh viên quốc tế. Tọa lạc gần khu vực trung tâm Bắc Mỹ, nằm ngay ngã ba của sông Red và Assiniboine với dân số khoảng 700.000 người. Với lối kiến trúc độc đáo qua những cao ốc hiện đại xen lẫn những tòa nhà cổ kính, du học sinh chắc hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi đến thành phố xinh đẹp này.

Winnipeg, MB

8. Halifax, NS

Halifax là thủ phủ cũng là biểu tượng của bang Nova Scotia. Nova Scotia là một bán đảo ở phía đông Canada nằm nhô ra ngoài Đại Tây Dương với một diện tích khoảng 55.000 km² và, bao gồm bán đảo Nova Scotia, đảo Cape Breton và hàng ngàn đảo nhỏ xung quanh. Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và trù phú cùng khí hậu ôn hòa, Nova Scotia gần như là vùng đất ấm áp và hấp dẫn nhất tại Canada.

Halifax, NS

9. London, ON

London được mệnh danh “Thành phố rừng xanh” đẹp, thơ mộng, sạch vì trong TP không có nhà máy. Vì là thành phố do người Anh khai phá khi đặt chân đến đầu tiên nên đặt tên là London, dòng sông trong thành phố cũng được đặt tên là Thames. London trong vài năm gần đây đã thu hút rất nhiều du học sinh muốn chọn một nơi thanh bình và tuyệt đẹp để học tập mà không quá xa trung tâm sầm uất.

London, ON

10. Sudbury, ON

Thành phố Greater Sudbury nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Ontario, Canada với hơn 166.000 cư dân sinh sống trên diện tích 3.627 km2. Đây là đô thị lớn nhất về mặt địa lý ở Ontario và lớn thứ hai ở Canada và được coi là một thành phố của các hồ. Greater Sudbury là thành phố đang nằm trong chương trình nhập cư mới Rural Northern Immigration Pilot (RNIP) bắt đầu nhận hồ sơ từ tháng 9/2019

Sudbury, ON

Nguồn:

https://www.huffingtonpost.ca/entry/jobs-pandemic-canada-moncton-new-brunswick_ca_5f0a0502c5b63a72c342885d?ncid=APPLENEWS00001&fbclid=IwAR1RyvKiBCJaqomGYjQAgvRQWXq_HPme08dPh37Wvij-ZZ5mpHO_oivG8cQ

Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada thông báo các cập nhật mới về tiêu chuẩn xin Giấy phép làm việc cho du học sinh sau khi tốt nghiệp

Ngày 26/08, Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada thông báo các cập nhật mới về tiêu chuẩn xin Giấy phép làm việc cho du học sinh quốc tế sau khi tốt nghiệp (Post-graduation work permit – PGWP) trong trường hợp phải học online.

Theo thông báo, “Các thay đổi này được áp dụng để đem lại sự linh hoạt trong việc xem xét tiêu chuẩn xin PGWP cho du học sinh của các trường tại Canada khi phải học hoặc muốn học online từ quê nhà.”

Để đủ tư cách xin PGWP, học sinh phải nộp đơn xin Giấy phép du học trước khi bắt đầu khóa học mùa xuân, hè, hoặc thu năm 2020, hoặc mùa đông năm 2021.

Những phương án bổ sung này cho thấy sự cam kết không ngừng của Canada về việc đảm bảo an toàn và hỗ trợ cho du học sinh quốc tế đang học tập tại đây.

Tiêu chuẩn xin Giấy phép làm việc cho du học sinh sau khi tốt nghiệp (PGWP)

Những phương án bổ sung trong việc xem xét tiêu chuẩn xin PGWP bao gồm:

  • Du học sinh có thể học online từ quê nhà cho đến ngày 30/04/2021 mà không bị trừ thời gian vào thời hạn của PGWP trong tương lai, miễn là 50% học phần của chương trình rốt cuộc được hoàn tất tại Canada.
  • Những học sinh theo học chương trình kéo dài từ 8-12 tháng, với ngày khai giảng từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2020, có thể hoàn tất toàn bộ chương trình theo phương pháp học online từ quê nhà mà vẫn đủ tư cách xin PGWP.
  • Những học sinh theo học chương trình có ngày khai giảng từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2020 và đã học online đến ngày 30/04/2021, và những học sinh đã tốt nghiệp từ 2 chương trình học đủ tiêu chuẩn trở lên, có thể gộp toàn bộ thời gian học khi họ nộp đơn xin PGWP trong tương lai, miễn là toàn bộ chương trình học được hoàn tất tại Canada.

Du học sinh hiện đang có mặt tại Canada

Chính phủ Canada cũng thông báo các phương án cho du học sinh quốc tế hiện đang có mặt tại Canada:

  • Những học sinh đang học tại Canada theo các học kỳ mùa đông, xuân và hè có thể tiếp tục học online hoặc lên lớp trực tiếp theo các yêu cầu trong giấy phép du học nếu họ:
    • Bị buộc phải học online
    • Bị giảm xuống học bán thời gian hoặc phải tạm nghỉ học do hạn chế về việc lên lớp trực tiếp
  • Du học sinh quốc tế hiện đang học tại Canada theo các học kỳ mùa đông, xuân và hè sẽ vẫn đủ tư cách xin PGWP nếu họ:
    • Hoàn thành hơn 50% chương trình theo phương án học online
    • Bị giảm xuống học bán thời gian hoặc phải tạm nghỉ học do hạn chế về việc lên lớp trực tiếp
  • Du học sinh quốc tế có thể làm việc hơn 20 giờ mỗi tuần ngoài trường học cho đến ngày 31/08/2020 nếu họ đang làm việc trong vị trí hoặc ngành dịch vụ thiết yếu. Để xem bản danh sách đầy đủ các vị trí và ngành dịch vụ thiết yếu, xin vui lòng bấm vào đây.

DU HỌC NGÀNH ẨM THỰC TẠI CANADA – NIAGARA REGION

Bạn có đam mê với ẩm thực? Nấu ăn? Ấp ủ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp? Hay mong muốn khởi nghiệp về lĩnh vực thực phẩm, ăn uống? Mời bạn cùng tham khảo thông tin cơ bản về công việc của ngành Ẩm thực tại Canada, đặc biệt tại Vùng Niagara Region – nơi có thác nước Niagara Falls – 1 trong những kỳ quan thế giới. 

Triển vọng nghề nghiệp  

 Đầu bếp là việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao tại Canada, do đó các chương trình học về nấu ăn luôn được rộng mở cho sinh viên quốc tế vì họ có những lợi thế cạnh tranh nhất định. Có hai lý do chính cho triển vọng tích cực này: 

  • Thứ nhất, Canada là đất nước đa văn hoá (mutilcultural), ngày càng có nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tới học, làm việc và sinh sống, điều này khiến cho nhu cầu về các nhà hàng thuộc nhiều nền ẩm thực khác nhau tăng lên.  
  • Thứ hai là nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, số lượng nhà hàng mới được mở ra tăng lên không ngừng, đặc biệt tại các khu du lịch nổi tiếng.  

Niagara Region là một minh chứng điển hình, với thác nước nổi tiếng thế giới Niagara Falls, nơi đón hơn 14 triệu du khách mỗi năm. Khách du lịch không chỉ bị giữ chân bởi cảnh quan của thác nước, mà còn bởi các trò chơi giải trí, casino, khách sạn cao cấp, và hàng loạt nhà hàng với nhiều nét ẩm thực khác nhau – khiến khu vực du lịch này được ví như Las Vegas của Canada. 

Falls view restaurants

Tại vùng Niagara, Ẩm thực, dịch vụ nhà hàng, khách sạn là khối ngành phát triển mạnh và tạo ra nhiều việc làm nhất, đặc biệt cho sinh viên quốc tế. 

Đặc trưng của các nhà hàng tại Niagara là sự liên kết chặt chẽ giữa việc nấu ăn và ngành sản xuất rượu, vốn là một thế mạnh nữa của khu vực khi Niagara-on-the-lake (10 phút lái xe từ thác Niagara Falls) là vùng đất trồng nho và cho ra đời ra nhiều dòng rượu nổi tiếng. Vì vậy mà các tour ẩm thực, kết hợp việc thử rượu tại vườn và thưởng thức các món ăn đã trở nên rất phổ biến ở đây. Vậy nên để làm một đầu bếp, bạn cần có thêm hiểu biết và kiến thức về rượu và đồ uống nói chung. 

Ngoài ra, ngành nấu ăn không chỉ giới hạn tại các nhà hàng và khách sạn, bạn hoàn toàn có thể làm đầu bếp trong các cơ sở khác nơi cung cấp dịch vụ này như các công ty cung cấp bữa ăn cho nhân viên, trường học hoặc các bệnh viện, viện dưỡng lão, v.v 

Mô tả công việc và các vị trí công việc 

Đầu bếp là loại hình công việc đòi hỏi bạn cần có sự kiên trì, chịu khó và một sức khoẻ tốt. Công việc của một đầu bếp (chef) không chỉ là đứng bếp và nấu ăn, mà trong một gian bếp sẽ có nhiều vị trí đầu bếp khác nhau, đảm nhận các trách nhiệm khác nhau. Về cơ bản, với một nhà hàng lớn tiêu chuẩn, có thể có bếp trưởng điều hành (Executive chefs), bếp phó (Sous chefs), đầu bếp (Chefs) và các đầu bếp chuyên biệt (Specialist chefs). Bên cạnh việc nấu ăn, trách nhiệm của các đầu bếp còn bao gồm: 

  • Lên kế hoạch, giám sát và điều hành các hoạt động của bếp (bếp trưởng điều hành) 
  • Tư vấn cho khách hàng đặt tổ sự kiện 
  • Lên thực đơn và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn 
  • Ước tính lượng thực phẩm cần tiêu thụ và tính toán chi phí nguyên liệu và chi phí nhân viên 
  • Chịu trách nhiệm về nhân sự trong bếp 
  • Đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên mới 
  • Đứng bếp trực tiếp đặc biệt trong những dịp quan trọng (đối với bếp trưởng điều hành, bếp phó) 
  • Chuẩn bị và nấu ăn trực tiếp hoàn chỉnh một thực đơn (đầu bếp nói chung), hoặc một mảng nhất định như làm sốt, soups, salads, các món rau, các món gia cầm, v.v (với đầu bếp chuyên biệt) và tư duy trang trí món ăn 
  • Sáng tạo công thức món ăn 

Có thể thấy, để làm việc trong một môi trường như vậy, bạn không chỉ cần được đào tạo kỹ năng nấu nướng và hiểu biết về ẩm thực, mà còn cần trang bị kiến thức về cách thức điều hành bếp (Kitchen Operations), cách giao tiếp hiệu quả (Communication), v.v. Đây cũng chính là những môn học trong chương trình Quản lý bếp – Culinary Management của trường Cao đẳng Niagara đào tạo trước khi bạn nhận tấm bằng Diploma ngành Ẩm thực tại Canada và bắt đầu hiện thực hoá giấc mơ của mình. 

Mức lương 

Mức lương trung bình cho các vị trí đầu vào (entry level) của sinh viên mới tốt nghiệp là từ 25,000 CAD đến 35,000 CAD/ năm. Đây là chuyên ngành đòi hỏi cao về kỹ năng và kinh nghiệm, do vậy mức lương thông thường sẽ tăng theo thời gian bạn làm việc trong ngành. 

Mức lương của một bếp trưởng từ 45,000 CAD đến 78,000 CAD/ năm. Lương của một bếp trưởng điều hành dao động từ 50,000 CAD đến hơn 100,000 CAD/ năm. 

Ngoài nấu ăn, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về khoa học thực phẩm hoặc trở thành những nhà nghiên cứu và phát triển thực phẩm, kiểm tra chất lượng thực phẩm bạn có thể tìm hiểu học chương trình Công nghệ thực phẩm. Mức lương khởi điểm cho ngành Công nghệ thực phẩm sẽ từ 28,000 CAD – 55,000 CAD/ năm. 

Với tấm bằng học tập tại Niagara College và kinh nghiệm làm việc tại Canada bạn đã có tấm vé cho sự nghiệp của mình ở bất cứ nơi đâu bạn đến; đồng thời có cơ hội phát triển nghề nghiệp ở nhiều vị trí khác nhau. 

Dù là học nấu ăn hay học về công nghệ thực phẩm bạn đều có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Với niềm tin đó, các bạn học sinh những ai có đam mê với thực phẩm, nấu ăn hãy lập kế hoạch cho ước mơ của mình và Niagara College sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ đó. 

 Trong ngành ăn uống, bạn có thể thực hiện ước mơ của mình với những ngành học sau tại Viện Ẩm thực và Rượu Canada, thuộc trường Niagara College:

– Baking and Pastry Art Certificate (1 năm – kỳ nhập học tháng 1, 5, 9) 

https://www.niagaracollege.ca/cfwi/program/baking-pastry/

– Culinary Skill -Certificate (1 năm – kỳ nhập học tháng 1, 5, 9)

https://www.niagaracollege.ca/cfwi/program/culinary-skills/ 

– Culinary Management -Diploma (2 năm – kỳ nhập học tháng 1, 5, 9) 

https://www.niagaracollege.ca/cfwi/program/culinary-management/

– Culinary Innovation and Food Technology -Advanced Diploma (3 năm – kỳ nhập học tháng 9) 

https://www.niagaracollege.ca/cfwi/program/culinary-innovation-food-technology/

– Brewmaster & Brewery Operations Management – Diploma (2 năm – kỳ nhập học tháng 1, 5, 9) 

https://www.niagaracollege.ca/cfwi/program/brewmaster-brewery-operations/

– Winery and Viticulture Technician – Diploma (2 năm – kỳ nhập học tháng 9) 

https://www.niagaracollege.ca/cfwi/program/winery-viticulture-technician/ 

– Wine Business Management – Post Graduate Certificate (1 năm – kỳ nhập học tháng 9) 

– Artisan Distilling – Post Graduate Certificate (1 năm – kỳ nhập học tháng 1 & 9) 

https://www.niagaracollege.ca/cfwi/program/artisan-distilling/ 

Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu thêm vềchuyên ngành Ẩm thực tại Canada. Chúc các bạn sớm thực hiện được giấc mơ của mình!

CANADA ĐÓN HỌC SINH TRỞ LẠI TRƯỜNG TỪ THÁNG 9

10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ của Canada đã ban hành kế hoạch mở cửa hệ thống trường phổ thông từ tháng 9 với nhiều giải pháp phòng ngừa Covid-19.

Việc học trên lớp hay trực tuyến, bắt buộc hay tùy chọn, phụ thuộc vào quy định của các tỉnh bang và vùng lãnh thổ.

British Columbia (BC)

Ngày 29/7, chính quyền tỉnh bang BC thông báo “hầu hết” học sinh sẽ trở lại trường để tham gia học toàn thời gian trên lớp trong năm học mới, bắt đầu từ ngày 8/9. Việc trở lại lớp không còn là lựa chọn mà yêu cầu bắt buộc. Học sinh sẽ được chia thành các nhóm học tập, trong đó mỗi nhóm 60 em với học sinh bậc tiểu học và 120 em với học sinh bậc trung học.

Hệ thống giáo dục phổ thông tại BC được chia làm 2 cấp: tiểu học (elementary) từ mẫu giáo đến lớp 7 và trung học (high school) từ lớp 8 đến lớp 12. Một số nơi có thể có trường trung học cơ sở (middle school) từ lớp 6 đến lớp 8 nhưng không phổ biến. Chi tiết về các nhóm học tập, lịch học và thủ tục đăng ký dự kiến được công bố vào ngày 26/8.

Các nhóm học tập không phải lớp học mà là giới hạn tối đa số lượng học sinh có thể tương tác với nhau. Học sinh được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với bạn khác nhóm học tập. Đây là cách phân bố học sinh được chính quyền tỉnh bang kỳ vọng sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19, đồng thời cải thiện khả năng truy vết người nhiễm bệnh trong trường hợp bùng phát.

Chính quyền tỉnh bang BC dành 45,6 triệu đôla Canada để giúp các trường chuẩn bị cho năm học sắp tới, chủ yếu tăng cường vệ sinh trường lớp, lắp thêm chỗ rửa tay, cung cấp đồ dùng bổ sung cho giáo viên và học sinh.

Giáo viên và học sinh được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 m. Việc đeo khẩu trang là tùy chọn của học sinh, nhưng được khuyến khích khi việc duy trì khoảng cách khó áp dụng. Ngoài ra, học sinh cũng nên chuẩn bị sẵn khẩu trang để đeo ngay khi bị bệnh, lúc đang ở trường.

Giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh được yêu cầu tự theo dõi sức khỏe hàng ngày để phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của Covid-19 và phải ở nhà khi cảm thấy không được khỏe.

Cờ Việt Nam trong một trường phổ thông tại Canada. Ảnh: Nguyễn Đăng Anh Thi.

Ontario

Cũng trong ngày 30/7, chính quyền Ontario thông báo học sinh tiểu học và đa số học sinh trung học sẽ học toàn thời gian trên lớp vào tháng 9 tới. Ontario đang triển khai các quy trình y tế công cộng bổ sung để giữ an toàn cho học sinh và nhân viên trong năm học mới. Chính quyền tỉnh bang đang dành hơn 300 triệu đôla Canada để thực hiện kế hoạch phòng ngừa Covid-19 trong năm học mới.

Học sinh tiểu học (mẫu giáo đến lớp 8) sẽ trở lại lớp toàn thời gian, năm ngày một tuần. Sĩ số lớp học sẽ không bị hạn chế. Trong khi đó, đa số trường trung học (lớp 9 đến lớp 12) chỉ được duy trì tối đa 50% số học sinh có mặt tại trường. Mỗi lớp tối đa 15 học sinh, học cách ngày, lệch giờ và kết hợp với học trực tuyến.

Tuy nhiên, việc trở lại học trên lớp là tự nguyện cho cả học sinh tiểu học và trung học trong năm 2020-2021. Các sở giáo dục địa phương sẽ đảm bảo chương trình đào tạo trực tuyến cho học sinh theo lựa chọn này.

Tại trường và trên xe buýt, học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 phải đeo khẩu trang. Học sinh từ lớp 3 trở xuống cũng được khuyến khích đeo khẩu trang ở các khu vực chung, dù không bắt buộc. Trong khi đó, giáo viên và nhân viên nhà trường phải đeo khẩu trang y tế được cung cấp bởi các sở giáo dục.

Phụ huynh sẽ được yêu cầu sàng lọc sức khỏe học sinh mỗi ngày. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, học sinh sẽ không được đến trường.

Alberta

Học sinh tại tỉnh bang Alberta sẽ học trên lớp toàn thời gian vào tháng 9. Nhà trường áp dụng một số giải pháp y tế, bao gồm việc chia nhóm để hạn chế tiếp xúc, bố trí lệch giờ học, nghỉ giải lao và ăn trưa. Hàng ngày, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh đưa đón sẽ phải trả lời các câu hỏi sàng lọc về Covid-19 trước khi đến trường. Việc hạn chế sĩ số lớp học không được áp dụng.

Tất cả giáo viên và nhân viên phải đeo khẩu trang ở những nơi không thể duy trì khoảng cách vật lý 2 m. Học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 sẽ phải đeo khẩu trang ở tất cả khu vực công cộng, trên xe buýt và có thể đeo trong lớp. Học sinh từ mẫu giáo đến lớp 3 có thể không cần đeo. Mỗi học sinh, giáo viên và nhân viên trường sẽ được cung cấp 2 khẩu trang có thể tái sử dụng. Nhân viên cũng sẽ được cung cấp một tấm che mặt để tùy nghi sử dụng.

Nếu sự bùng phát Covid-19 xảy ra, các trường bị ảnh hưởng có thể chuyển sang học một phần trong lớp hoặc học tại nhà. Học sinh có triệu chứng Covid-19 sẽ được yêu cầu xét nghiệm và chỉ được phép quay lại lớp sau khi có kết quả âm tính.

Việc học trên lớp là không bắt buộc nếu phụ huynh thấy không an toàn. Tuy nhiên, phụ huynh cần cộng tác với nhà trường để xây dựng kế hoạch học tập tại nhà cho con em.

Manitoba

Ngày 30/7, chính phủ tỉnh bang Manitoba thông báo học sinh tiểu học sẽ quay trở lại trường toàn thời gian vào ngày 8/9, trong khi học sinh trung học có thể học trực tuyến, tùy thuộc vào khả năng của mỗi trường để thực hiện các quy định về giãn cách xã hội.

Các lớp học sẽ bố trí để đảm bảo khoảng cách vật lý, gồm cả việc sử dụng phòng đa năng. Trường hợp các yêu cầu về khoảng cách vật lý không thể được đáp ứng, học sinh sẽ được chia thành nhóm nhỏ. Giờ nghỉ trưa và giải lao sẽ được bố trí lệch nhau để giảm tắc nghẽn ở hành lang và khu vực chung.

Việc đeo khẩu trang sẽ không bắt buộc, nhưng giáo viên, nhân viên và học sinh được yêu cầu tự theo dõi sức khỏe hàng ngày thông qua các câu hỏi sàng lọc và phải ở nhà nếu có bất kỳ triệu chứng nào của Covid-19.

New Brunswick

Tại New Brunswick, việc học trên lớp sẽ là bắt buộc, nhưng sẽ khác nhau tùy theo cấp lớp của học sinh. Học sinh từ mẫu giáo đến lớp 8 sẽ đi học toàn thời gian trong các nhóm tối đa 15 em. Các nhóm đó sẽ tham gia lớp học, giao tiếp và vào trường cùng nhau, đồng thời phải duy trì khoảng cách với các nhóm khác.

Học sinh trung học sẽ tham dự các lớp tại trường cách ngày để giảm sĩ số lớp học. Tỉnh bang cũng hỗ trợ tài chính cho học sinh mua máy tính phục vụ việc học.

Nova Scotia

Tất cả học sinh ở Nova Scotia cũng sẽ trở lại trường vào tháng 9 với các giải pháp nâng cao sức khỏe và an toàn. Các lớp học sẽ được bố trí lại để tăng khoảng cách và giảm thiểu tiếp xúc với học sinh lớp khác.

Các sự kiện tập trung đông người sẽ không được tổ chức trong trường. Quán ăn trong trường sẽ giao thức ăn đến tận học sinh, và các em ăn trưa ngay tại bàn học.

Học sinh trung học sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang khi không thể thực hành giãn xã hội 2 m tại các nơi như hành lang và khu vực công cộng. Việc đeo khẩu trang trong lớp là không bắt buộc.

Saskatchewan

Vào tháng 6, tỉnh bang Saskatchewan ra thông báo học trên lớp sẽ tiếp tục trong năm học mới cùng với bộ hướng dẫn phòng ngừa Covid-19. Các sở giáo dục địa phương sẽ phải xây dựng kế hoạch vận hành trường học theo khung hướng dẫn này trình lên Bộ Giáo dục tỉnh bang xem xét trước khi ban hành.

Theo hướng dẫn của tỉnh bang, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh được khuyến khích hạn chế tiếp xúc gần.

Sở Giáo dục thành phố Regina, thủ phủ tỉnh bang Saskatchewan, cho biết sẽ cung cấp các tấm chắn bảo vệ, máy lọc nước và thậm chí cả hệ thống lọc không khí cho năm học mới tùy theo số lượng giáo viên, nhân viên và học sinh tại các trường.

Quebec

Cũng với kế hoạch giảng dạy toàn thời gian trên lớp vào đầu tháng 9, tỉnh bang Quebec dự kiến chia nhóm học sinh từ tiểu học đến lớp 9, mỗi nhóm gồm 6 học sinh có thể tương tác với nhau mà không cần thực hiện giãn cách xã hội với nhau. Tuy vậy, học sinh trong nhóm phải duy trì khoảng cách 2 m với học sinh nhóm khác cũng như với giáo viên. Từng nhóm được bố trí các phòng học cố định, và giáo viên sẽ di chuyển giữa các phòng theo tiết học.

Học sinh từ lớp 10 đến 12 được tùy chọn học theo nhóm, toàn thời gian ở trường hoặc kết hợp tối thiểu 2 ngày ở trường và học trực tuyến.

Prince Edward Island (PEI)

Việc học toàn thời gian cũng sẽ tiếp tục trong năm học mới tại PEI. Giáo viên và nhân viên nhà trường sẽ được đào tạo các quy trình an toàn và sức khỏe trong lớp học để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Phụ huynh được khuyến khích tự đưa đón học sinh để giảm lượng học sinh đi xe buýt của trường. Thời gian đưa đón, cũng như giờ nghỉ giải lao và ăn trưa cũng sẽ được bố trí lệch nhau để hạn chế tiếp xúc.

Nếu cần thiết, sĩ số lớp học sẽ được giảm xuống để đảm bảo giãn cách xã hội và học sinh hạn chế tương tác trực tiếp với những bạn lớp khác.

Newfoundland & Labrador

Newfoundland & Labrador cũng ban hành kế hoạch của mở lại trường phổ thông toàn thời gian trong tháng 9 nhưng có thêm lựa chọn học trực tuyến hoặc kết hợp học trên lớp và trực tuyến nếu số ca Covid-19 tăng lên.

Các sở giáo dục địa phương sẽ có trách nhiệm xác định cách thức vận hành trường học phù hợp nhất với họ. Các sở cũng chịu trách nhiệm bố trí lớp học và không gian khác để duy trì khoảng cách vật lý, xây dựng quy trình an toàn vệ sinh và cách ly học sinh khi bị bệnh.

Theo một số kịch bản, Bộ Giáo dục tỉnh bang sẽ đặt mục tiêu giới hạn sĩ số lớp học khi rủi ro Covid-19 từ thấp đến trung bình. Học sinh từ mẫu giáo đến lớp 6, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và con em của những ngành thiết yếu sẽ được ưu tiên đến trường. Học sinh, giáo viên và nhân viên cũng sẽ được yêu cầu kiểm tra triệu chứng Covid-19 mỗi ngày trước khi đến trường.

Nunavut, Yukon và Northwest Territories

Nunavut là vùng lãnh thổ duy nhất tại Canada không có ca nhiễm Covid-19 cho đến nay. Các trường học tại đây sẽ mở cửa trở lại vào tháng 9 với một vài thay đổi về quy trình an toàn vệ sinh, với điều kiện không có ca nhiễm Covid-19.

Tại Yukon, các trường sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh cách vận hành để đáp ứng các hướng dẫn của tỉnh bang, bao gồm giữ khoảng cách vật lý và giảm sĩ số lớp học. Chi tiết về các quy trình an toàn vệ sinh sẽ được các sở giáo dục địa phương đệ trình lên chính quyền vùng lãnh thổ này trước tháng 9.

Vùng lãnh thổ Tây Bắc (Northwest Territories) đã hoàn toàn sạch bóng Covid-19. Các trường phổ thông sẽ hoạt động trở lại, nhưng giáo viên, nhân viên và học sinh sẽ phải kiểm tra triệu chứng Covid-19 mỗi ngày trước khi đến trường. Lớp học sẽ được bố trí lại dể hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần. Giờ nghỉ giải lao và ăn trưa của các nhóm học sinh sẽ lệch nhau và học sinh phải đeo khẩu trang khi đi xe buýt.

Đến ngày 5/8, Canada ghi nhận 116.884 người nhiễm nCoV, trong đó 8.945 người tử vong.

Nguồn : https://vnexpress.net/canada-don-hoc-sinh-tro-lai-truong-tu-thang-9-4141680.html

LỘ TRÌNH HỌC AN TOÀN – SIÊU TIẾT KIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC YORKVILLE UNIVERSITY, CANADA

Ắt hẳn hiện nay các bậc phụ huynh và các em học sinh đang có kế hoạch đi du học sang Canada phần nào khá lo lắng vì tình hình diễn biến chưa ổn định ở một số nước Bắc Mỹ. Vì thế, trường đại học Yorkville University ở Canada đã thấu hiểu được sự phân vân của phụ huynh và học sinh trong giai đoạn này, trường đã mở ra một lộ trình học linh động, không những chỉ giúp học sinh theo kịp thời gian học mà không bị gián đoạn mà chương trình này còn giúp học sinh tiết kiệm được chi phí học tập và ăn ở, nhưng bằng cấp và những quyền lợi sau khi tốt nghiệp lại không khác gì những bạn học toàn phần ở Canada. Mời các bậc phụ huynh và học sinh cùng tìm hiểu về chương trình hấp dẫn này trong bài viết dưới đây nhé!

CHƯƠNG TRÌNH HALF AND HALF TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC YORKVILLE UNIVERSITY:

A/ GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC YORKVILLE:

Yorkville University là một trường đại học quốc gia Canada, hiện diện trên toàn quốc. Trường đào tạo bằng Master, Bachelor, Diploma định hướng thực hành giúp bạn xây dựng sự nghiệp và đạt được những thành tựu cá nhân cũng như đóng góp cho xã hội. Yorkville University mang đến nội dung học thuật đầy thách thức được cung cấp bởi những giảng viên đang trực tiếp hoạt đông trong ngành, sở hữu những bằng cấp phù hợp và cam kết chất lượng giảng dạy xuất sắc. Yorkville University cống hiến vì mục tiêu cung cấp những dịch vụ có giá trị, phản hồi nhanh cho sinh viên từ lần đầu liên hệ với cố vấn học tập, đến quá trình học và mạng lưới với cựu sinh viên.

Trường có 2 campus: Toronto, Ontario và Vancouver, British Columbia.

Lý do lựa chọn đại học Yorkville University:

• Trường có campus tại những thành phố lớn, nhộn nhịp nhất Canada: Toronto, Vancouver.

• Sinh viên có thể hoàn thành bằng Cử Nhân trong 2.5 năm

• Học phí của Yorkville University rất cạnh tranh, tương đương 60% học phí các trường đại học khác

• Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ điều kiện để xin Post Graduation Work Permit dài nhất cho sinh viên lên đến 3 năm

• Một trong số ít các cơ sở giáo dục cung cấp Bằng Cử Nhân Thiết Kế Nội Thất được công nhận với CIDA và được nhận diện bởi ARIDO, IDC.

• Quy mô lớp học nhỏ: 15 – 25 sinh viên

• Nếu sinh viên đã học những tín chỉ tương đương tại các cơ sở giáo dục khác, những tín chỉ này có thể được xem xét để miễn các môn học tại Yorkville University. Quá trình đánh giá, đưa ra kết quả về số lượng tín chỉ được chuyển tiếp rất nhanh so với hầu hết các cơ sở giáo dục tại Canada.

Các chuyên ngành thế mạnh của đại học Yorkville University:

Thiết Kế Nội Thất

Quản Trị Kinh Doanh

• Quản Trị Dự Án

• Quản Trị Chuỗi Cung Ứng

• Kế Toán

• Quản Trị Năng Lượng

B/ CHƯƠNG TRÌNH HALF AND HALF (GLOBAL ONLINE):

Chương trình Half and Half (hay còn gọi là chương trình Global Online) được trường đại học Yorkville thiết kế đặc biệt dành cho những bạn học sinh đang phân vân vì lộ trình học trong giai đoạn Covid-19 năm nay.

Lộ trình học:

  1. Tổng số tín chỉ cần hoàn thành để lấy bằng cử nhân: 120 tín chỉ
  • Tổng thời gian hoàn thành 120 tín chỉ: 10 kỳ đến 13 kỳ, phụ thuộc vào số lượng tín chỉ sinh viên hoàn thành/mỗi kỳ. (1 kỳ học tại Yorkville University dài 3 tháng)

Thời gian học có thể chia thành:

  • 1 năm 6 tháng tương đương 6 kỳ, học online tại Việt Nam
  • 2 năm tương đương 7 kỳ, học on-campus tại Canada.

** Giai đoạn 1: Học online tại Việt Nam: 54 tín chỉ. Thời gian: 1 năm 6 tháng.

Kỳ học Số lượng tín chỉ tích lũy
Kỳ thứ nhất 9 tín chỉ
Kỳ thứ hai 18 tín chỉ
Kỳ thứ ba 27 tín chỉ
Kỳ thứ tư 36 tín chỉ
Kỳ thứ năm 45 tín chỉ
Kỳ thứ sáu 54 tín chỉ

Tổng số tín chỉ hoàn thành tại Việt Nam: 54 tín chỉ

** Giai đoạn 2: Học on campus tại Canada: 66 tín chỉ. Thời gian học 2 năm, tương đương 7 kỳ + 1 kỳ nghỉ.

Tổng số tín chỉ được hoàn thành trong 2 giai đoạn (online + on campus): 54 + 66 = 120 tín chỉ (tương đương Bachelor 4 năm)

Trên đây là một lộ trình điển hình. Lộ trình này có thể thay đổi phụ thuộc vào kế hoạch của sinh viên. Sinh viên có thể điều chỉnh giảm số lượng tín chỉ học online tại Việt Nam để tăng thời gian học on-campus nếu muốn.

Học phí:

** Giai đoạn 1: Học phí cho thời gian học online tại Việt Nam:

Trong 1 năm 6 tháng học online tại Việt Nam, sinh viên sẽ chỉ chi trả domestic fee – mức học phí của sinh viên bản xứ Canada. Cụ thể:

  • Mức phí đơn vị: $450/credits
  • Tổng chi phí cho 54 tín chỉ: $24,300

** Giai đoạn 2: Học phí cho thời gian học on-campus 2 năm tại Canada:

Trong giai đoạn còn lại sang học ở Canada, sinh viên sẽ chỉ chi trả international fee – mức học phí của sinh viên quốc tế. Cụ thể:

  • Mức phí đơn vị: $563/tín chỉ.
  • Tổng chi phí cho 66 tín chỉ on-campus: $37,200
  • Tổng học phí cho cả chương trình trong 3,5 năm: $61,500
  • LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH HALF AND HALF (GLOBAL ONLINE):
  • Sinh viên có một cách tiếp cận chương trình học mới tiết kiệm được chi phí học tập và ăn ở trong giai đạon học online từ Việt Nam. Sinh viên tham gia chương trình này tiết kiệm được chi phí sinh hoạt từ $4,000 – $7,000/ mỗi kì .
  • Chương trình học được giảng dạy hoàn toàn bởi các giảng viên của trường, không khác biệt với việc học ở Canada. Sinh viên vẫn sẽ được tham gia các lớp học nhóm, làm dự án nhóm và one-on-one với giảng viên.
  • Nền tảng học online đơn giản, các kì nhập học linh hoạt.
  • Lộ trình học có thể thay đổi phụ thuộc vào kế hoạch của sinh viên. Sinh viên có thể điều chỉnh giảm số lượng tín chỉ học online tại Việt Nam để tăng thời gian học on-campus nếu muốn.
  • Đặc biệt, với lộ trình học trên, học sinh vẫn đáp ứng các điều kiện để xin Giấy phép làm việc (Work permit) sau khi tốt nghiệp với thời gian lên đến 3 năm tại Canada.
A screenshot of a cell phoneDescription automatically generated